Startup là gì? Những yếu tố cần thiết cho một startup

Cụm từ Startup đang được sử dụng rất phổ biến trong thời gian một vài năm trở lại đây. Mỗi lần nhắc đến startup là nó đều gắn liền với hình ảnh những người trẻ tuổi với những ý tưởng khởi nghiệp táo bạo, thực hư thuật ngữ startup là gì? Có bao nhiêu người đã hiểu về cụm từ này. Tất cả sẽ được “vén màn” trong bài viết này.

1. Startup là gì?

Startup là một từ trong tiếng Anh có nghĩa là dựng lập, khởi nghiệp. Trong một vài từ điển thông dụng còn được dịch là “công ty mới thành lập”, nhưng lại không có mốc thời gian rõ ràng đã thành lập được trong bao lâu. Chính xác thì startup là thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Được dùng cho những công ty, doanh nghiệp mới thành lập. Do không có ai quy định về thời gian hình thành nên tất cả mọi người thường là 1 - 2 năm đầu. Nhưng theo nhà lập trình viên & đầu tư mạo hiểm đồng thời đóng vai trò người sáng lập của Y-Combinator cho rằng công ty thành lập được 5 - 6 năm vẫn có thể được coi là một công ty startup. Ngược lại, những công ty nhỏ lẻ có tuổi đời vài năm chưa chắc đã là một startup.

Tất cả mọi công ty đều phải trải qua giai đoạn startup vì tất cả họ đều gắn liền với sự tăng trưởng, gắn liền với lợi nhuận, mục đích tạo dựng. Những doanh nghiệp/ công ty nếu muốn “tốt nghiệp” startup đều cần có đủ những đặc điểm cơ bản như: có văn phòng công ty, có số người quản trị từ trên 5 người, có ít nhất khoảng 80 nhân viên, doanh thu lớn hơn 30 triệu đô hoặc chỉ cần được mua lại bởi một công ty lớn khác. Nếu không đạt được tất cả những yếu tố trên, chỉ cần bạn đạt được lợi nhuận nhất định thì cũng được coi là đã vượt qua giai đoạn startup.

Những nhà đồng sáng lập đa số đồng tình với quan điểm startup là định nghĩa văn hóa chứ không phải là một đặc tính cụ thể nào đó, càng không phải quy mô công ty, hay tuổi đời thành lập công ty.

2. Startup là làm gì?

Khởi nghiệp hay startup là từ để nói đến việc ai đó đứng ra thành công một doanh nghiệp, công ty riêng để hoạt động kinh doanh. Hiện nay, đa số startup đều bắt nguồn từ những nhân viên đã từng làm công ăn lương. Đến muốn mức độ kinh nghiệm, sức mạnh đột phá nào đó họ quyết định tự đứng ra làm chủ kinh doanh, làm chủ kinh tế của chính mình.

Startup có thể bắt đầu với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, điều đó tùy thuộc vào thế mạnh, sở thích cũng như điều kiện của từng người. Với thời thế công nghệ, hiện nay nhiều startup lựa chọn với lĩnh vực có liên quan đến công nghệ. Nhiều người ngộ nhận startup là một công ty về lĩnh vực công nghệ.

Một số startup mới nổi trong đầu năm nay như Grab, lozi, giao hàng nhanh, Lazada, Uber, foody, vé xe rẻ, Snapchat… như đã nói, hiện nay nhiều người chuộng hình thức khởi nghiệp gắn liền với công nghệ để tận dụng lợi thế lợi nhuận nến không có gì xa lạ khi mọi hình thức startup mới nổi đều đánh vào yếu tố này.

3. Mục tiêu của startup là tự bán mình?

Hiện nay có nhiều startup thành công nhưng sau đó lại tự bán cho những nhà đầu tư thâu tóm. Ví dụ điển hình nhất chính là Startup Uber trong tháng 3 năm 2018 đã quyết định bán mình cho Grab khi vẫn có những bước đầu rất thuận lợi. Câu hỏi đặt ra, tại sao nhiều startup lại quyết định bán mình?

Vốn đầu từ là điều kiện quan trọng nhất đối với một công ty khởi nghiệp, tuy tiên việc quyết định bán công ty hay không bán không phụ thuộc vào một người mà phụ thuộc vào những nhà đồng sáng lập. Tất nhiên, không phải mục đích của startup là bán mình cho nhà đầu tư khác, bởi nếu ai cũng vậy thì tại sao những doanh nghiệp nổi tiếng như Facebook hay google lại vượt qua giai đoạn đó để được phổ rộng như ngày hôm nay. Bất kỳ công ty nào cũng đều muốn vượt qua giai đoạn startup, nhưng mà giai đoạn tự vượt qua đó thường kéo dài 3 - 5 năm nên nếu có những công ty to hơn mua lại thì cũng là cách vượt cạn nhanh nhất.

4. Những yếu tố thành công của một startup

a) Nghiên cứu thị trường

Đối với mọi công ty, mọi doanh nghiệp yếu tố thị trường rất quan trọng và trở nên thiết yếu. Để thành công bạn cần phải nghiên cứu thị trường, phải có những giải pháp để nắm bắt được các xu hướng, các nhu cầu xã hội tại thị trường hiện tại và thị trường tương lai. Từ sự nắm bắt đó đưa ra những chiến lược kinh doanh tương ứng, tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá, sản phẩm mang tính ứng dụng cao dù với với mọi nhu cầu xã hội.

b) Tổ chức nhân sự

Yếu tố con người không cần phải bàn cãi nhiều, nó chính là yếu tố thiết thực và hữu ích nhất trong mọi hoạt động kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng đó, khi muốn thành công phải thực sự chú trọng vào yếu tố con người. Khi mới bắt hãy tuyển chọn thật kỹ lưỡng, từng người đều phải phù hợp trong quá trình đáp ứng được nhu cầu của công việc. Hãy chọn đội ngũ nhân lực vững mạnh, làm việc thật nghiêm túc với họ, cùng họ phát triển sự nghiệp riêng của mình.

Đối với yếu tố con người, họ là những vật thể có tri thức nên cần phải thường xuyên tạo động lực cho họ, thường xuyên tạo động lực, truyền năng lượng bổ sung kiến thức cho nhân viên của mình. Còn nữa, hãy đưa ra những chế độ đãi ngộ phù hợp với nhu cầu của nhân viên.

c) Tối ưu ngân sách

Trong giai đoạn đầu những startup thường phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, chính vậy mà mọi công ty đều phải cắt giảm hết mức những chi phí không cần thiết. Nếu ngay từ lúc đầu bạn không thể kiểm soát được tài chính, không có những thu - chi thông minh, kỹ lưỡng thì rất khó có thể đương đầu được hết với mọi khó khăn trước mắt. Đối với tiền đầu tư, trong mọi trường hợp cần phải được sử dụng đúng lúc, đúng nơi và hiệu quả. Để làm được điều này rất khó, có nhiều người còn mất công, mất sức để học những khóa quản lý tài chính để bồi dưỡng kiến thức thiết yếu.

d) Đưa ra chiến lược, sứ mệnh và tầm nhìn

Mọi startup đều phải đưa ra được những chiến lược kinh doanh, sứ mệnh hoạt động và tầm nhìn trong tương lai. Mọi hoạt động chuẩn bị trước đều là cơ sở để phân tích trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt là với những startup họ đang chưa có nền tảng siêu bền vững, nên việc đưa ra tầm nhìn sẽ giúp họ nắm bắt được thời cơ để phát huy sức mạnh của mình. Nếu không có chiến lược thì công ty của bạn sẽ chẳng thể hoạt động, duy trì được qua khỏi giai đoạn startup.

e) Tìm kiếm thêm sự hỗ trợ

Tìm kiếm sự hỗ trợ chính là một cách khởi nghiệp thông minh để phát triển một startup. Đối với họ, thời gian đầu luôn rất khó khăn, từ kinh tế, tài chính, nhân lực, vận hành… tìm kiếm được một sự hợp tác, một vốn đầu tư chính là cách tốt nhất để tối ưu hóa doanh nghiệp. Trên thực tế, có ít người khởi nghiệp mà có dư giả tiền bạc trong thời gian đầu vận hành. Phần lớn là họ sẽ lựa chọn vay ngân hàng, tìm nhà tài trợ, tìm người hợp tác hoặc tìm sự hỗ trợ của nhà đầu tư rồi ăn chia theo lợi nhuận đã thỏa thuận.

f) Tối ưu hóa kiến thức cá nhân

Bạn là ông chủ bạn không phải chỉ việc ngồi ăn chơi là công ty sẽ tự vận hành trơn tru được. Xuất phát điểm của bạn có thể là một người có nền tảng kiến thức, những kiến thức đó có thể bị tụt hậu, có thể bị ngủ quên. Nếu bạn thân không tự bổ sung kiến thức, không tự cập nhật thời đại thì sẽ bị tụt lại phía sau. Có nhiều cách để nâng tầm kiến thức, nhưng lựa chọn tốt nhất là biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống để có thời gian đọc sách, xem tài liệu. Có nhiều người mới khởi nghiệp như nhận thức được điều này cứ lao đầu vào công việc khiến bản thân dần bị mất cân bằng, mất kiểm soát trong hoạt động kinh doanh với gia đình, bạn bè.

Tin liên quan:

Một số kỹ năng bán hàng cần thiết

Hiện nay startup chính là một cơn bão mạnh mẽ tại nước ta cũng như nhiều quốc gia trên toàn cầu khác. Có nhiều startup đã vượt qua giai đoạn khởi nghiệp và trở thành những nền tảng vững mạnh để giới trẻ tiếp tục theo đó học hỏi.

Startup là gì? Những yếu tố cần thiết cho một startup
Rate this post

Reply