Những kỹ năng sống cho trẻ các phụ huynh cần “bỏ túi” ngay
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là một công việc rất quan trọng, mà ngay từ nhỏ các bậc phụ huynh cần phải chú trọng. Dưới đây là những kỹ năng sống rất cần thiết cho một đứa trẻ mà là một người cha, người mẹ cần biết cũng như “bỏ túi” ngay, để rèn luyện cho con mình.
Contents
1. Tại sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ?
Là những người cha, người mẹ ai cũng mong muốn con cái mình lớn lên có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh và sống hòa đồng với mọi người. Vậy nhưng, bên cạnh những phản xạ tự nhiên mà mỗi đứa trẻ có thì việc rèn luyện kỹ năng sống là điều quan trọng một đứa trẻ cần được cha mẹ, thầy cô rèn luyện cho mình ngay từ nhỏ.
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ có vai trò quan trọng, nó góp phần vào chính quá trình nhận thức, hình thành nhân cách của các bạn ấy. Kỹ năng sống đó giúp cho các bạn biết được mình cần làm thế nào để sống tốt hơn? Để hòa hợp hơn với những thay đổi trong xã hội, từ chính va vấp của mình với bạn bè, người thân.
Với một đứa trẻ được rèn luyện kỹ năng sống ngay từ nhỏ, khi lớn lên bạn ấy sẽ tự tin và sẵn sàng đối mặt trước những khó khăn thách thức mà bản thân có thể gặp phải. Bạn ấy sẽ biết cần làm gì, làm thế nào để cuộc sống của mình tốt hơn, có ích hơn.
Đây chính là những lý do chỉ ra cho chúng ta hiểu được, tại sao cần rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ! Vậy, những kỹ năng nào là quan trọng, là cần thiết mà các bé nên được rèn luyện ngay từ nhỏ? Hãy đến với phần tiếp theo của bài viết này, để được tư vấn và chỉ ra lý do cụ thể nhé các bạn.
2. Những kỹ năng sống cho trẻ cần được rèn luyện
Có khá nhiều kỹ năng sống cho trẻ, cần được rèn luyện ngay từ nhỏ. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản nhất, các bậc phụ huynh cần nắm được để giúp con mình có kỹ năng tốt hơn, phát triển và hòa mình vào nhịp chảy của xã hội tốt hơn.
Dạy con kỹ năng giao tiếp
Với một đứa trẻ, ngay từ khi mới chào đời thì kỹ năng giao tiếp đã có một tầm quan trọng bởi nó giúp cho trẻ có thể tồn tại, phát triển tốt hơn. Ở giai đoạn đầu, thì các trẻ giao tiếp sẽ là qua những cử động của chân tay, biểu cảm của ánh mắt và qua tiếng khóc,… Còn khi lớn hơn, khi trẻ đã có thể bập bẹ nói thì kỹ năng giao tiếp của các con bắt đầu hình thành, hoàn thiện dần qua chính cử chỉ, ngôn ngữ,… Có thể khẳng định rằng giao tiếp chính là một trong những năng lực cần thiết, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Do đó, phụ huynh chính là những người đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho trẻ có thể trau dồi được kỹ năng này. Vì thế, hãy tạo ra cho con một môi trường phù hợp, cho con những điều kiện hòa đồng với người xung quanh cũng như không thể thiếu việc khuyến khích các con tương tác, giao tiếp với những người xung quanh, bạn bè của mình.
Hãy giúp con có sự tự tin
Một trong những yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định và giúp cho con người bước đến sự thành công chính là tự tin. Thực tế cho thấy, tự tin không phải là yếu tố chính giúp mỗi người thành công, nhưng nếu thiếu nó thì ngay cả trẻ em hay người lớn, đều rất khó có được thành công ở việc học, công việc và cuộc sống.
Vì thế, ngay từ nhỏ các bạn cần phải giúp con hình thành nên sự tự tin. Hãy để trẻ có thể tự tin thể hiện bản thân với những mối quan hệ xã hội, khuyến khích các con đừng ngại việc khám phá điều thú vị - mới mẻ trong cuộc sống, cũng như chăm chỉ trau dồi, học tập thêm những kiến thức và kỹ năng. Nếu một đứa trẻ có sự tự tin, nó sẽ vượt qua được khó khăn, trở ngại mà mình gặp phải trong cuộc sống.
Kỹ năng tự lập
Để phát triển và đối mặt với những khó khăn thì mỗi người cần phải có tính tự lập, với một đứa trẻ điều này cũng vô cùng quan trọng hơn. Nhiều bậc cha mẹ xót con, luôn muốn làm hết mọi việc cho con mà vô tình tạo ra con thói quen ỉ lại, dựa dẫm vào người khác, đó là một đức tính không tốt, cực kỳ không tốt.
Nếu như trẻ ngã trong giai đoạn con đang tập đi, thay vì vội vàng bế lên và suýt xoa bởi lo con đau, thì hãy để con tự lập bằng cách tự đứng lên. Chỉ từ một hành động nhỏ như vậy, là bạn đã giúp cho con có kỹ năng tự lập và thói quen độc lập để giải quyết mọi vấn đề thay là nhờ, dựa dẫm vào cha mẹ.
Ngoài ra, hãy để con tự đánh răng, tự dọn dẹp, tự mặc quần áo,… Đó là cách tự chăm sóc bản thân mà kỹ năng tự lập cơ bản mỗi đứa trẻ cần hình thành. Có thói quen này, các con sẽ cảm thấy thích thú và tự hào với thành công của mình, nhờ vào đó khi lớn lên con có thể tự lập đối mặt với khó khăn, giải quyết nó một cách tốt nhất.
Kỹ năng làm việc theo nhóm
Trong sự phát triển của xã hội ngày nay, thì kỹ năng làm việc theo nhóm có một vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi người. Để một đứa trẻ lớn lên, có thể làm tốt kỹ năng này thì bạn cần phải rèn luyện cho con ngay từ nhỏ. Theo đó, hãy để cho các con được học tập, tham gia các hoạt động theo nhóm để có tinh thần đoàn kết và gắn kết với nhau. Hãy đưa ra cho các con những chủ đề, để các con cùng thảo luận, cùng đưa ra vấn đề và giải quyết nó.
Kỹ năng này giúp cho trẻ hình thành nên thói quen gắn kết, khả năng xử lý tình huống tốt hơn và không có tâm lý chỉ biết riêng mình. Cách rèn luyện tốt nhất kỹ năng này, chính là ở môi trường lớp học mầm non.
Dạy con biết nhận lỗi – xin lỗi – thứ tha và bảo vệ môi trường
Ngay từ nhỏ, các bậc phụ huynh cần phải để các con biết rằng không có một ai là hoàn hảo. Vậy nên, khi con làm sai cần phải tự thừa nhận, cũng như nói ra lời xin lỗi để sửa sai. Không một ai hoàn hảo, nên khi ai đó đã xin lỗi các con thì con cũng cần phải thứ tha, cho họ một cơ hội sửa sai. Chẳng phải tự nhiên mà kỹ năng này cần được hình thành ngay từ nhỏ, bởi nếu cho các con một “màu hồng quá hoàn mĩ” sẽ làm cho các con nhìn nhận cuộc đời theo hướng sai lệch, đặt ra những chuẩn mực vô lý và vô tình biến con trở thành một vật thể tách biệt.
Ngoài ra, ngay từ nhỏ cần giáo dục cho trẻ nhận thức được trái đất chính là môi trường để con người tồn tại. Vì thế, mỗi người phải ra sức bảo vệ môi trường sống cẩn thận qua chính hành động cụ thể như: Vứt rác theo quy định, chăm sóc cây, sử dụng nguyên liệu tiết kiệm,…
3. Kết luận
Đây là toàn bộ những kỹ năng sống cho trẻ, mà các bậc phụ huynh cần “bỏ túi” để có thể giáo dục con tốt hơn, giúp con tự tin hơn khi bắt đầu đi học, khi biết nhận thức và hiểu được cần làm thế nào để trở thành một người có ích cho xã hội này. Hy vọng, đó nội dung hay và cần thiết, giúp các bạn tự tin hơn trong phương pháp rèn luyện kỹ năng cho con mình.