SSL là gì? Tổng quan những điều cần biết về SSL đối với quản trị website

SSL là gì? Tại sao những người làm Seo hay quản trị website lại rất quan tâm tới SSL. Tìm hiểu tổng quan những kiến thức cơ bản về SSL là gì và vai trò của SSL trong quản trị website.

SSL là gì?

ssl là gì

Về mặt thuật ngữ, SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer. Đây là một công cụ công nghệ tiêu chuẩn cho phép người dùng thiết lập kết nối được mã hóa an toàn giữa máy chủ website (host) và các trình duyệt web (client). SSL đảm bảo rằng kết nối này sẽ truyền dữ liệu giữa máy chủ và trình duyệt một cách riêng tư, an toàn, không bị lộ thông tin.

Ngày nay hàng triệu trang web sử dụng SSL nhằm bảo vệ các thông tin cá nhân và giao dịch trực tuyến của khách hàng được bảo mật.

Đặc điểm nhận dạng một website có sử dụng SSL là trên url có hiển thị https://… Điều này có nghĩa là kết nối của bạn với website đó là an toàn. Nếu là người dùng thông minh bạn sẽ chọn mua hàng trực tuyến tại các trang web có hiển thị https:// trên đường link. Bởi điều này có nghĩa là website đó an toàn, bảo mật thông tin cá nhân và giao dịch trực tuyến của bạn. Hiểu đơn giản, các website có sử dụng SSL sẽ có độ tin cậy cao hơn.

SSL hoạt động như thế nào?

ssl hoạt động thế nào

Để hiểu thêm về vai trò của SSL trước tiên cần hiểu cách thức vận hành và trao đổi giữa máy chủ và trình duyệt web khi có sự can thiệp của SSL.

Bước 1: Bạn truy cập một website an toàn (có http:// ở địa chỉ url hiển thị). Bằng cách này bạn đã gửi đi một yêu cầu (request) tới web server để lấy về dữ liệu cần dùng.

Bước 2: Yêu cầu truy cập website của bạn phải thông qua một loại các router trên nền tảng internet rồi mới tới chính xác web server bạn cần tìm trong thời gian cực ngắn chỉ vài giây.

Bước 3: Máy chủ nhận được yêu cầu của người dùng sẽ xử lý cực nhanh và trả dữ liệu về trình duyệt của bạn.

Bước 4: Dữ liệu trả về lại thông qua các router như chiều đi để về tới trình duyệt của người dùng theo đúng yêu cầu.

Trong quá trình 4 bước trên thì việc đánh cắp dữ liệu cá nhân dễ xảy ra nhất ở bước thứ 2 và 4. Bởi trong quá trình chuyển dữ liệu qua các router, có thể gặp các router không an toàn xảy ra tình trạng lộ thông tin cá nhân. SSL được phát triển ra để đảm bảo quá trình vận chuyển dữ liệu được thông suốt và an toàn.

Vai trò quan trọng của SSL

SSL là một công cụ cần thiết để đảm bảo quá trình tìm kiếm thông tin trên internet được an toàn và bảo mật. SSL như một hiệp sĩ giấu mặt bảo vệ người dùng khỏi các hacker ẩn mình chỉ trực lấy cắp các thông tin cá nhân quý giá. Vậy vai trò cụ thể của SSL là gì?

Mã hóa thông tin nhạy cảm

mã hóa thông tin nhạy cảm

Bất kỳ người dùng nào cũng sở hữu những thông tin cá nhân nhạy cảm mà không thể tiết lộ cho đối tượng thứ hai. Đó bao gồm tên tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, mật khẩu thẻ… Do đó, trong quá trình người dùng thực hiện thao tác giao dịch trực tuyến trên website, SSL sẽ thực hiện việc mã hóa các thông tin nhạy cảm này trong quá trình vận chuyển các thông tin đó. Trong quá trình vận chuyển thông tin, chứng chỉ SSL (SSL Certificate) không cho phép bất cứ đối tượng nào đọc được các thông tin đã được mã hóa. Chỉ có máy chủ là người nhận cuối cùng mới có thể hiểu được các thông tin này. Mục đích nhằm bảo mật các thông tin cá nhân của khách hàng, tránh việc bị hacker đánh cắp mật khẩu, số thẻ dẫn tới tình trạng bỗng dưng mất tiền trong tài khoản…

Cung cấp tính xác thực

Chứng chỉ SSL (SSL Certificate) không chỉ mã hóa thông tin cá nhân mà còn cung cấp tính xác thực cho người dùng. Có nghĩa là SSL đảm bảo bạn đang gửi những thông tin cá nhân tới đúng địa chỉ máy chủ.

Trong môi trường internet khi mà bất cứ máy tính nào cũng có thể giả mạo và đánh cắp thông tin người dùng. Công cụ này sẽ đảm bảo bạn không gửi nhầm những thông tin cá nhân giá trị của mình tới một máy chủ giả mạo hay tay hacker nào khác. Để thực hiện chức năng này, máy chủ phải sử dụng một PKI (Public Key Infrastructure) thích hợp đồng thời phải nhận được SSL Certificate từ nhà cung cấp SSL uy tín.

Tại sao phải là nhà cung cấp SSL uy tín? Bởi lẽ nhà cung cấp đó chỉ cấp SSL Certificate đến một công ty khi công ty đó đã hoàn thành các thủ tục kiểm tra danh tính. Có nhiều loại SSL Certificate, trong đó EV SSL Certificates là yêu cầu xác nhận nhiều hơn cả.

Còn người dùng muốn kiểm tra nhà cung cấp SSL có uy tín hay không cần sử dụng SSL Wizard để so sánh giữa các nhà cung cấp SSL. Công cụ này có sẵn trong hầu hết các trình duyệt web và được kiểm chứng bởi một bên thứ ba độc lập kiểu như WebTrust.

Đảm bảo sự tin cậy

Không quá khi nói rằng website sử dụng công cụ SSL là đã được đảm bảo về độ tin cậy. Để nhận biết một website sử dụng công cụ SSL đáng tin cậy, người dùng quan sát trên địa chỉ url http: có xuất hiện biểu tượng ổ khóa màu xanh lá cây không. Đây là dấu hiệu đơn giản nhất để người dùng nhận biết các trang web uy tín.

Ngoài ra, địa chỉ https cũng là công cụ chống lại sự lừa đảo. Khi có một email được gửi từ tên hacker đang mạo danh website của bạn, chúng thường liên kết với website của chính tên hacker bằng cách sử dụng Man-in-the-middle attack để lừa khách hàng gửi thông tin cá nhân nhạy cảm tới cho chúng.

Những tay hacker rất khó có được SSL Certificate nên chúng không thể giả mạo website một cách hoàn hảo. Còn người dùng có thể hoàn toàn tin tưởng vào các website có biểu tượng này.

Sử dụng cho yêu cầu PCI Compliance

pci và compliance

Thông thường khi sử dụng các thông tin như số thẻ tín dụng, mật khẩu bạn phải thông qua một cuộc xác nhận rằng bạn tuân thủ các tiêu chuẩn thanh toán bằng thẻ Payment Card Industry, PCI. Công cụ này cũng sử dụng SSL như một tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, và SSL cũng giúp mã hóa thông tin giá trị của bạn.

Quyết định thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm

Khi bạn gõ một từ khóa tìm kiếm trên Google, chỉ sau vài giây sẽ hiện ra hàng loạt kết quả có giá trị đúng nhất và gần nhất. Những thứ hạng website như thế này có ý nghĩa sống còn đối với những người làm SEO.

Theo quy định của Google, những website https sẽ được ưu tiên trên bảng xếp hạng. Do đó các trang web sử dụng SSL không chỉ uy tín hơn, đáng tin cậy mà còn có thứ hạng cao hơn được Google ưu tiên.

SSL là gì? Tổng quan những điều cần biết về SSL đối với quản trị website
Rate this post

Reply